Hướng dẫn cách sơn tường nhà cũ đơn giản, hiệu quả
Tự sơn tường nhà cũ là giải pháp phổ biến để "thay áo mới" cho ngôi nhà mà không cần phải sửa chữa hay thay thế tường. Để đạt được kết quả đẹp, bền và tiết kiệm chi phí, bạn cần thực hiện quy trình sơn lại tường nhà cũ đúng cách qua 4 bước sau:
- Bước 1: Cạo lớp sơn tường cũ và làm sạch
- Bước 2: Xử lý vết nứt và lỗ hổng tường cũ
- Bước 3: Thi công sơn bả - bột trét tường
- Bước 4: Quét sơn lót và sơn phủ hoàn thiện
Thực hiện đúng các bước sơn lại nhà cũ này sẽ giúp bạn tự tay sơn tường nhà cũ, cải tạo không gian sống một cách hiệu quả và tiết kiệm.
Quy trình tự sơn tường nhà cũ cho tường sơn nước
Dưới đây là 4 bước chi tiết quy trình sơn tường nhà cũ đúng cách giúp tân trang ngôi nhà đối với những công trình được sơn bằng sơn nước chứ không phải quét vôi ve.
Bước 1: Cạo lớp sơn tường cũ và làm sạch là bước quan trọng
- Trong trường hợp tường đã quá cũ và ẩm mốc nhiều
Bạn cần cạo và xử lý các vết mốc. Nếu tường quá cũ như bong tróc và phát hiện vết mốc, cách tốt nhất là cạo hết mảng sơn cũ đi. Dụng cụ để cạo lớp sơn tường cũ có thể là sử dụng bàn chải sắt hoặc cây sủi. Khi lớp sơn bong ra bạn hãy lấy bay, máy cạo hoặc chổi để gạt chúng đi.
Để xác định lớp sơn cũ còn bám dính tốt hay không. Bạn hãy dùng băng keo giấy rộng 1cm dán lên tường một khoảng 20cm sau đó bóc ra. Nếu lớp sơn cũ bị tróc gần như toàn bộ thì độ bám dính đã không còn tốt.
Sau khi cạo xong, sử dụng giấy nhám để làm nhẵn bề mặt.
Sử dụng giấy nhám chà bề mặt tường cũ cho phẳng
Quét sạch hoặc hút bụi sơn sau khi cạo và chà nhám.
- Trường hợp tường cũ nhưng lớp sơn con mới và chỉ có một vài chỗ bị ẩm mốc.
Hãy sử dụng chổi mềm hoặc máy hút bụi để loại bỏ bụi bẩn trên bề mặt tường. Sau đó dùng khăn ẩm để lau sạch các vết bẩn còn sót lại. Đối với những vết bẩn cứng đầu, pha loãng dung dịch tẩy rửa trung tính với nước và lau nhẹ nhàng.
Ví dụ, đối với khu vực tường bếp thường bị bám mỡ, dầu ăn, không có độ bám dính, bạn có thể sử dụng nước tẩy bồn cầu pha với chanh để làm sạch. Thời gian cần thiết để tường khô sau khi làm sạch thường từ 24 đến 48 giờ, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và độ thông thoáng của phòng.
Bước 2: Xử lý vết nứt và lỗ hổng tường cũ
Trước khi tiến hành bả bột trét cho toàn bộ bề mặt tường, bạn cần tiến hành trám trét các vết nứt và lỗ hổng trên bề mặt trước. Hãy làm sạch vết nứt bằng chổi nhỏ, sau đó trét bột vào vết nứt và các vị trí bị lỗi trên mặt tường bằng dao trét, chờ để khô và chà nhám nhẹ để làm phẳng.
Nếu trên tường có đinh hoặc vít, hãy dùng kìm hoặc búa nhổ đinh loại bỏ đinh hoặc vít và lấp đầy lỗ bằng bột trét. Việc xử lý các vết nứt và lỗ hổng không chỉ giúp tăng tính thẩm mỹ mà còn ngăn chặn sự xuống cấp của tường.
Sau đó bắt đầu trét bột, trét xong cần chờ ít nhất 24 giờ trước khi tiến hành sơn để đảm bảo bột trét đã khô hoàn toàn và bề mặt đã sẵn sàng cho lớp sơn mới.
Sau khi hoàn thành quá trìnhxử lý vết nứt, lồi lõm, tường của bạn đã sẵn sàng cho bước tiếp theo – thi công sơn mới.
Bước 3: Thi công sơn bả – bột trét tường
Thi công sơn bả là việc bạn sử dụng bột bả hay còn gọi là bộ trét tường để tạo nền cho tường thêm mịn đặc biệt là đối với tường cũ có nhiều khuyết điểm.
Cách pha bột trét tường chuẩn là 1 Kg bột trét tương ứng 3 Lít nước sạch. Bạn sử dụng bay thép rộng để tạo bề mặt phẳng đều. Khi trát thì áp lực tay vừa phải, không quá mạnh để tránh tạo vết lõm. Thời gian chờ để bột bả khô hoàn toàn thường là 24 giờ trong điều kiện thời tiết bình thường. Bạn có thể nhận biết bột bả đã sẵn sàng để sơn phủ khi bề mặt khô hoàn toàn khi chạm vào, không còn cảm giác ẩm ướt. Sau khi bả bột xong, bạn cần xả giấy nhám để tường bằng phẳng.
Thi công bột bả và làm mịn bề mặt tường.
Bước 4: Quét sơn lót và sơn phủ hoàn thiện
Sử dụng cọ hoặc ru lô để quét sơn lót, bằng cách quét theo hướng từ trên xuống dưới, từ trái sang phải để đảm bảo phủ đều toàn bộ bề mặt. Kỹ thuật quét sơn lót đều và hiệu quả nhất là di chuyển ru lô theo hình chữ W để đảm bảo phủ đều. Hãy chú ý các góc và cạnh khó đi thì sử dụng cọ để quét kỹ các vùng khó tiếp cận.
Thời gian chờ giữa các 2 sơn lót thường là 2-4 giờ, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và độ thông thoáng của phòng. Với tường nhà mới sơn 2-3 năm và bạn chỉ có nhu cầu thay đổi màu tường, bạn có thể bỏ qua bước quét sơn lót. Tuy nhiên, nếu tường nhà đã quá cũ, không đều màu, cần vá dặm lại thì bước sơn lót sẽ rất cần thiết.
Sau khi quét sơn lót kháng kiềm, bạn sẽ tiến hành thi công 2 lớp sơn phủ, mỗi lớp cách nhau từ 2-3 giờ tùy điều kiện thời tiết.
Kỹ thuật sơn thì cũng tương tự như lớp sơn lót kháng kiềm, bạn chỉ cần lưu ý việc kiểm tra độ che phủ của sơn xem đã đều màu và phủ kín chưa. Bằng cách đứng lùi lại và quan sát bức tường dưới ánh sáng tốt. Hãy kiểm tra xem có vùng nào bị sót hoặc màu không đều. Nếu phát hiện, sửa chữa quét thêm ngay khi sơn còn ướt.
Quy trình sơn lại tường nhà cũ quét vôi ve
Sơn lại tường đã quét vôi ve có một số khác biệt so với sơn tường đã có màu trước đó. Sự khác biệt lớn nhất nằm ở bước chuẩn bị bề mặt và lựa chọn sơn lót phù hợp. Đối với tường vôi ve cũ, việc sử dụng sơn lót kháng kiềm là bắt buộc để đảm bảo độ bền và chất lượng của lớp sơn mới.
Dưới đây là cách tự sơn lại tường nhà cũ đã quét vôi ve:
Bước 1: Làm sạch bề mặt tường quét vôi ve
Trước khi bắt đầu, bạn cần kiểm tra kỹ bề mặt tường để xác định tình trạng lớp vôi ve. Loại bỏ hoàn toàn những phần vôi ve đã bong tróc bằng cách sử dụng bay hoặc dao cạo nhẹ. Sau đó, bạn cần rửa sạch bề mặt bằng nước để loại bỏ bụi bẩn, mảng bám còn sót lại.
Cạo lớp sơn ve tường cũ
Bước 2: Xử lý bề mặt tường quét ve
Nếu lớp vôi ve cũ bám chắc, bạn có thể giữ lại nhưng cần chà nhám nhẹ bề mặt để tạo độ bám cho lớp sơn lót. Đối với những vùng tường mà lớp vôi ve bong tróc hoặc bị hư hại nhiều, hãy cạo bỏ hoàn toàn và sử dụng bột bả để làm phẳng bề mặt. Đảm bảo bề mặt càng phẳng, lớp sơn phủ càng đẹp và ít gặp các hiện tượng nứt hay phồng rộp.
Bước 3: Quét sơn lót và sơn phủ
Hãy ưu tiên sử dụng sơn lót kháng kiềm chất lượng cao, chẳng hạn như Sơn lót Tkháng kiềm nội và ngoại thất của LEON. Sơn lót này không chỉ tạo lớp đệm vững chắc giữa lớp vôi ve cũ và lớp sơn mới, mà còn đảm bảo sơn phủ bền đẹp, hạn chế hiện tượng loang màu hay bong tróc.
Sơn lót chuyên dụng LEON
Sau khi lớp sơn lót đã khô hoàn toàn (thường khoảng từ 4-6 giờ), bạn tiến hành sơn phủ như bình thường. Để đạt được độ bền và thẩm mỹ tối đa, bạn nên sơn từ 2-3 lớp sơn phủ với các dòng sơn nội thất chống bám bẩn và sơn nội thất lau chùi hiệu quả
Lớp sơn phủ nên được thi công đều đặn, không để lại vệt hoặc lăn quá nhiều lần vào cùng một chỗ. Điều này giúp lớp sơn cuối cùng mịn màng, đều màu và không bị lộ các khuyết điểm của bề mặt tường.
Cần chuẩn bị gì trước khi tự sơn tường nhà cũ?
Dụng cụ cần chuẩn bị để tự sơn tường nhà cũ
Bạn nên chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ sơn nhà cho mình như: giấy nhám, thùng sơn, cọ quét, con lăn, cọ sơn, thang, băng keo, bạt phủ, giấy nhám, bay trét, chổi quét,… Ngoài ra, đừng quên các thiết bị bảo hộ cá nhân như mặt nạ, kính bảo hộ và găng tay để đảm bảo an toàn khi làm việc với sơn và hóa chất.
Lên kế hoạch sơn
Trước tiên, hãy xác định lý do bạn muốn sơn lại. Mỗi mục đích khác nhau sẽ yêu cầu cách chuẩn bị và loại sơn khác nhau. Sau đây là một số mục đích phổ biến khi sơn lại tường nhà cũ:
- Tường cũ lâu năm bị bẩn, ẩm mốc: Thay đổi diện mạo mới và cải thiện chất lượng không gian sống.
- Sơn lại định kỳ: Bảo dưỡng lớp sơn đã cũ hoặc xuống cấp do thời gian (thường là 3-5 năm với sơn mịn, 5-7 năm với sơn trung cấp, và trên 10 năm với sơn cao cấp).
- Chuẩn bị cho các sự kiện quan trọng: Đón Tết, tổ chức đám cưới, hoặc các dịp đặc biệt khác.
Dựa trên mục đích, bạn cần chọn, tính toán khối lượng sơn theo m2 phù hợp và lên danh sách các bước thực hiện. Một kế hoạch rõ ràng không chỉ giúp bạn kiểm soát thời gian thi công mà còn đảm bảo hiệu quả và chất lượng khi tự sơn tường nhà cũ.
Dự trù kinh phí
Khi sơn tường nhà cũ, phần lớn chi phí đến từ việc mua sơn. Dựa trên ngân sách dự kiến dành cho việc sơn lại tường nhà, bạn có thể chọn giữa các dòng sơn giá rẻ hoặc sơn cao cấp. Bạn hãy tham khảo giá sơn chống thấm tường ngoài trời và giá 1 thùng sơn nội thất, ngoại thất của các thương hiệu sơn uy tín.
Ngoài sơn, bạn cũng cần tính đến chi phí mua dụng cụ như cọ, con lăn, băng keo, và hóa chất xử lý tường. Đặc biệt, cần dự trù chính xác lượng sơn cần dùng. Vì đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tổng chi phí sơn nhà cũ.
Để tính chính xác lượng sơn cần dùng để sơn lại tường nhà cũ, đảm bảo không lãng phí nguyên vật liệu, bạn có thể tham khảo cách tính khối lượng sơn tường theo m2.
Chọn loại sơn phù hợp sơn tường nhà cũ
Chọn đúng loại sơn giúp đảm bảo chất lượng thi công và độ bền của tường. Với tường nhà cũ, nên ưu tiên sơn có tính năng chống thấm, chống mốc, bền màu, đặc biệt nếu ở khu vực có khí hậu ẩm.
RYDER,LEON mang đến giải pháp hoàn thiện toàn diện cho không gian nội và ngoại thất, chống thấm với bộ 3 công nghệ độc quyền từ Mỹ. VP Việt Nam cam kết mang đến sản phẩm chất lượng và bảo hành chính hãng lên đến 10 năm. Sơn RYDER,LEON sẽ là lựa chọn tối ưu cho các công trình từ căn hộ, biệt thự đến các dự án thương mại, đặc biệt tại khu vực có khí hậu khắc nghiệt như ven biển hoặc nơi có độ ẩm cao cần có sản phẩm sơn phù hợp với khí hậu Việt Nam.