Phân biệt sơn chống thấm và chất chống thấm

  07-05-2025

Sơn chống thấm và chất chống thấm đều là những vật liệu được sử dụng rộng rãi để bảo vệ bề mặt thi công khỏi tác động của nước và độ ẩm. Tuy nhiên, chúng không hoàn toàn giống nhau. Sơn chống thấm được phủ bên ngoài lớp tường sau sơn lót. Còn chất chống thấm được trộn vào xi măng hoặc các khối bê tông để trát trước khi sơn hoàn thiện. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng phân biệt sơn chống thấm và chất chống thấm, đồng thời tìm hiểu cách lựa chọn vật liệu phù hợp nhất cho từng trường hợp cụ thể.

Cách phân biệt sơn chống thấm và chất chống thấm

Cùng được sử dụng để bảo vệ công trình trước các vấn đề liên quan đến thấm ẩm, nhưng . sơn chống thấm tường và chất chống thấm tường lại có đặc điểm và cách sử dụng cụ thể riêng. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng tìm hiểu những điểm giống và khác nhau để phân biệt sơn chống thấm vs chất chống thấm.

Điểm giống nhau

Cả sơn chống thấm và chất chống thấm đều là những giải pháp hiệu quả trong việc ngăn nước thấm vào bề mặt tường, đặc biệt là trong điều kiện môi trường, khí hậu ẩm ướt. 2 loại vật liệu này khả năng tạo ra lớp bảo vệ để ngăn cản sự xâm nhập của nước, từ đó giảm nguy cơ xuất hiện rêu mốc và vi khuẩn gây hại.

Cả sơn chống thấm và chất chống thấm đều được sử dụng phổ biến trong xây dựng

Với khả năng chống thấm, ngăn ngừa ẩm ốc, sơn tường chống thấm và chất chống thấm không chỉ duy trì vẻ đẹp và gia tăng tuổi thọ cho công trình, mà còn ngăn ngừa vi khuẩn, đảm bảo sức khỏe cho gia chủ. Đó chính là lý do vì sao sơn chống thấm và chất chống thấm đều được sử dụng rộng rãi trong cả các dự án xây dựng dân dụng và công nghiệp.

Điểm khác nhau

Dù đều là vật liệu chống thấm nhưng sơn chống thấm và chất chống thấm lại có nhiều điểm khác biệt, đặc biệt ở 5 khía cạnh như cơ chế chống thấm; thời điểm và phương pháp thi công; tính thẩm mỹ; độ bền; và các công dụng khác. Dưới đây là bảng tóm tắt so sánh 2 vật liệu này để bạn dễ dàng phân biệt sơn chống thấm vs chất chống thấm.

Tiêu chí Sơn chống thấm tường Chất chống thấm tường
Cơ chế chống thấm Tạo lớp màng bề mặt để chống thấm tường ngoài cho công trình. Thẩm thấu sâu vào mọi cấu trúc, vật liệu như bê tông, xi măng để để ngăn thấm nước.
Thời điểm và phương pháp thi công Lăn hoặc phun trực tiếp lên bề mặt tường trước khi sơn trang trí để hoàn thiện bề mặt công trình. Được pha trộn với xi măng hoặc quét trực tiếp lên bề mặt trước hoặc trong khi xây dựng.
Tính thẩm mỹ Có nhiều mã màu đa dạng để làm đẹp cho bề mặt công trình. Chỉ có màu trắng (khi trộn với xi măng trắng) và xám (khi trộn với xi măng thường).
Độ bền Độ bền thường kéo dài từ 5-7 năm phụ thuộc vào lớp phủ. Có khả năng thẩm thấu sâu và bền hơn so với sơn tường chống thấm, có thể lên đến 10 năm.
Các công dụng khác Làm đẹp cho công trình, chống bám bụi, chống rêu,… Chủ yếu chống thấm

Bảng so sánh trên đã giúp bạn phần nào hình dung sự khác nhau cơ bản của 2 loại vật liệu. Sau đây, hãy cùng phân tích chi tiết từng tiêu chí để phân biệt sơn chống thấm vs chất chống thấm một cách dễ dàng.

  • Cơ chế chống thấm

Tuy cùng được sử dụng để chống thấm nhưng cơ chế chống thấm của sơn chống thấm tường và chất chống thấm tường lại không giống nhau. Ưu điểm của sơn chống thấm sẽ được sử dụng như một lớp sơn phủ cho phần ngoại thất của công trình để vừa chống thấm, vừa giúp tăng tính thẩm mỹ.

Còn chất chống thấm sẽ được trộn vào xi măng. Vì chất này có khả năng thẩm thấu sâu vào bên trong để ngăn sự thấm nước từ trên xuống dưới cho các bề mặt nằm ngang và chống thấm từ phía thi công trong các bề mặt phẳng đứng. 

  • Thời điểm và phương pháp thi công

Sơn chống thấm được sử dụng như lớp sơn phủ bên ngoài bề mặt của công trình. Vì vậy, các loại sơn chống thấm thường được sử dụng khi công trình đã được xây hoàn thiện hoặc chỉ cần sửa lại lớp sơn bên ngoài. Ngược lại, chất chống thấm sẽ được sử dụng trước khi tiến hành lớp sơn hoàn thiện.

Sơn chống thấm được sử dụng như lớp sơn phủ hoàn thiện bên ngoài bề mặt công trình

  • Tính thẩm mỹ

Với nhiều lựa chọn màu sắc đa dạng, sơn chống thấm tường đứng có tính thẩm mỹ cao hơn và có thể được sử dụng cho nhiều thể loại công trình từ biệt thự, nhà đất tới chung cư cao cấp,… Còn chất chống thấm lại có màu sắc khá đơn điệu (thường sẽ chỉ có màu trắng nếu pha với xi măng trắng hoặc màu xám nếu trộn xi măng thường). Vì vậy chất chống thấm sẽ không có tính thẩm mỹ mà chỉ tập trung chủ yếu vào khả năng chống thấm.

  • Độ bền

Cả sơn chống thấm và chất chống thấm đều có thể duy trì tác dụng trong thời gian dà. Nhưng để so sánh, chất chống thấm sẽ có độ bền cao hơn, có khả năng chịu được các điều kiện thời tiết khắc nghiệt hơn. Tuy vậy, sơn chống thấm mặc dù có độ bền thấp hơn nhưng lại dễ dàng tái cải tạo hơn khi có nhu cầu.

  • Công dụng khác

Ngoài khả năng chống thấm, sơn chống thấm còn có thể chống rêu, sơn chống thấm chống mốc, chống nóng, chống kiềm, đồng thời đảm bảo tính thẩm mỹ cho công trình. Còn chất chống thấm dù có khả năng chống thấm vượt trội nhưng không được đánh giá là một sản phẩm toàn diện. Để đảm bảo chất lượng công trình, các đơn vị thi công vẫn cần kết hợp sử dụng chất chống thấm với sơn hoặc nhiều sản phẩm khác.

Chất chống thấm tập trung chủ yếu vào việc đảm bảo khả năng chống thấm, dột

Nên sử dụng sơn chống thấm hay chất chống thấm?

Việc lựa chọn sơn chống thấm hay chất chống thấm phụ thuộc vào tính chất cụ thể của từng công trình và giai đoạn xây dựng. Mỗi loại vật liệu đều có ưu điểm riêng, phù hợp với những tình huống sử dụng khác nhau:

  • Chất chống thấm: Thích hợp với các công trình đang trong giai đoạn hoàn thiện, giúp bảo vệ kết cấu công trình từ sâu bên trong. Đặc biệt, chất chống thấm sẽ là lựa chọn lý tưởng cho các công trình ở khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài, như vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm.
  • Sơn chống thấm: Phù hợp với các công trình đã hoàn thiện, đặc biệt là những công trình ở gần biển, nơi có độ kiềm và hàm lượng muối hóa cao.

Để đạt hiệu quả chống thấm tối ưu và gia tăng tuổi thọ công trình, nên sử dụng kết hợp cả sơn chống thấm tương và chất chống thấm tường trong quá trình thi công. Chất chống thấm sẽ bảo vệ công trình từ bên trong, còn sơn chống thấm sẽ tạo thành lớp “lá chắn” bên ngoài. Sơn lót chống kiềm cũng là một yếu tố quan trọng cần lưu ý, vì nó giúp bảo vệ lớp sơn phủ khỏi các tác động của kiềm, đảm bảo hiệu quả chống thấm và tăng cường độ bền cho công trình.

Sử dụng chất chống thấm hay sơn chống thấm phụ thuộc vào tính chất công trình

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn phân biệt sơn chống thấm vs chất chống thấm để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho công trình. Nếu bạn đang tìm kiếm sơn chống thấm chất lượng cao, hãy tham khảo các sản phẩm sơn RYDER,LEON cao cấp với bộ 3 công nghệ  gồm:

  • Công nghệ Ultra Nano Titan: Kháng khuẩn, chống nấm mốc, khử mùi và chống tia UV.
  • Công nghệ ACC (American Crystallize Coating): Chống thấm ngược, kháng kiềm, kháng muối nhờ tinh thể pha lê.
  • Công nghệ AUV Lock: Tăng độ bền màu gấp 3 lần, bảo vệ tường khỏi tác động thời tiết.

 

 Để được tư vấn chi tiết về các sản phẩm, vui lòng liên hệ:0912 837 198.

Bài viết liên quan

0912 837 198

 Copyrights Thiet Ke Website by ungdungviet.vn