Quy trình sơn chống thấm tường hiệu quả, đúng kỹ thuật

  07-05-2025

Quy trình sơn chống thấm là các bước thi công sơn nhằm bảo vệ công trình khỏi sự xâm nhập của nước và độ ẩm, giúp kéo dài tuổi thọ của bề mặt.

Sơn chống thấm tường là loại sơn giúp ngăn chặn tình trạng thấm dột bề mặt thi công do ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết như mưa, nắng, độ ẩm không khí,… Trong đó, bạn có thể sử dụng loại sơn chống thấm trộn xi măng để xử lý các vết nứt trên bề mặt hoặc loại sơn chống thấm màu để tạo nên bức tường nhà với màu sắc ấn tượng.

Bài viết dưới đây, VP Việt Nam sẽ hướng dẫn những nguyên tắc cần nắm trước khi tiến hành cách sơn nhà chống thấm theo quy trình các bước sơn đúng kỹ thuật. Đồng thời, nội dung cũng giúp bạn lưu ý những vấn đề quan trọng khi sơn, cách chọn sơn chống thấm phù hợp theo từng công trình và giải đáp những thắc mắc liên quan.

3 Nguyên tắc trong quy trình thi công sơn chống thấm tường?

Trước khi bắt đầu các bước sơn chống thấm cần được đảm bảo 03 nguyên tắc cơ bản gồm chống thấm thuận, chống thấm ngược và chống thấm nhiều lớp. Điều này đảm bảo tránh tình trạng thấm nước xuất phát từ lớp xây không kín mạch, kết cấu bê tông không đầm kỹ, màng sơn chống thấm cũ đã bị hư hỏng, chi tiết các nguyên tắc như sau:

  • Nguyên tắc 1: Chống thấm thuận

Chống thấm thuận là phương pháp chống thấm từ nguồn tiếp xúc trực tiếp với nước mưa, nấm mốc,…, chẳng hạn như bề mặt bức tường bên ngoài. Quá trình này giúp ngăn chặn nước thâm nhập từ bên ngoài một cách chủ động và mang lại hiệu quả cao.

  • Nguyên tắc 2: Chống thấm ngược

Chống thấm ngược là phương pháp  được thực hiện ở phía đối diện với nguồn gây thấm, mặt trong của kết cấu công trình (tức là cách sơn chống thấm trong nhà). Phương pháp này được áp dụng khi không thể thi công chống thấm thuận, hoặc do nguồn nước đã thấm vào bên trong kết cấu, cần có kinh nghiệm trong việc xử lý.

Trong các trường hợp nhà phố liền kề, không có điều kiện thi công chống thấm bên ngoài thì gia chủ cũng có thể áp dụng biện pháp chống thấm ngược.

  • Nguyên tắc 3: Chống thấm nhiều lớp

Người dùng nên thi công sơn nhiều lớp chống thấm để nâng cao tính kháng nước cho bề mặt công trình. Đặc biệt, tại các vị trí có các vết nứt, lồi lõm,… sơn nhiều lớp sẽ tăng độ che phủ các khuyết điểm này, mang đến bề mặt bức tường như mới.

Nguyên tắc cần biết khi tiến hành các bước sơn chống thấm

Lưu ý: Cần phải đầm thật chặt bề mặt bê tông đối với các công trình đang thi công. Có như vậy mới tạo nên nền tảng vững chắc ngay từ đầu, bề mặt bức tường ổn định thì lớp sơn mới đạt được độ bám chắc cần thiết, hạn chế tối đa sự xâm nhập của nước và vi khuẩn, nấm mốc.

 3 bước hướng dẫn sơn chống thấm nước đúng kỹ thuật

Nếu bạn thi công sơn chống thấm ngoại thất thì cách sử dụng sơn ngoại thất cũng rất đơn giản ở đây. Để mang lại hiệu quả chống thấm cao nhất, người thợ thi công cần tuân thủ đúng kỹ thuật 3 bước:

Quy trình 3 bước sơn chống thấm đúng kỹ thuật

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ

Trước khi thi công, cần chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết sau:

  • Trước tiên phải chọn sơn. Tuỳ vào mục đích, nơi sơn mà bạn hãy chọn loại phù hợp, bao gồm sơn lót chống thấm, sơn chống thấm pha xi măng hay sơn chống thấm màu
  • Dụng cụ vệ sinh tường: chổi quét, khăn, máy chà xát, giấy nhám,
  • Dùng giấy báo, túi nilon bọc lại ổ điện, chân tường để tránh nước sơn rơi ra trong lúc thi công, dính vào những vị trí này.
  • Thùng sạch lớn, gậy để pha và khuấy trộn sơn.
  • Con lăn , chổi quét sơn
  • Vật dụng bảo hộ khi thi công , bao gồm: khẩu trang, bao tay, mắt kính, thang chữ A và đồ bảo hộ

Bước 2: Chuẩn bị bề mặt

Trước khi sơn chống thấm, bạn cần xử lý qua bề mặt công trình cần sơn, đảm bảo bề mặt đạt đủ 3 tiêu chí: Sạch – Khô ráo – Ổn định.

  • Những khu vực tường có lớp sơn cũ đã bong tróc, rêu, nấm mốc bám vào hay vết dầu mỡ lưu lại,… cần được loại bỏ hoàn toàn, hãy kết hợp các dụng cụ như dao cạo, giấy nhám, khăn ướt. Dùng chổi để quét, lau các bụi bẩn trên bề mặt tường cần thi công.
  • Đối với công trình mới, cần chờ tường khô hoàn toàn trước khi thi công sơn chống thấm, dao động từ 25-30 ngày trong điều kiện nhiệt độ thường.
  • Bạn có thể xử lý bề mặt tường bằng sơn bả matit để làm mịn và lấp đầy các khuyết điểm như vết nứt.Sơn bả hay còn gọi là Bột trét tường là một trong những chất chống thấm cần thiết để tạo bề mặt nhẵn trước khi quét sơn chống thấm. Ngoài ra, cách tính lượng sơn tường nhà đúng cách sẽ giúp bạn tính toán chính xác số lượng sơn cần thiết, tránh lãng phí và đảm bảo độ phủ đồng đều. Giúp tạo lớp nền hoàn hảo, tăng độ bám dính cho lớp sơn chống thấm, từ đó nâng cao hiệu quả của trình chống thấm.
  • Sau khi thi công, cần chờ ít nhất 12-24 giờ để lớp sơn bả khô hoàn toàn trước khi tiếp tục sơn phủ chống thấm.

Bước 3: Thi công 

Thực hiện pha sơn Pencco theo công thức sau:

Đối với sơn chống thấm màu:

  • Pha thêm tối đa 5% nước sạch tùy theo nhiệt độ và độ ẩm.
  • Khuấy đều hỗn hợp đến khi đạt được độ đặc vừa phải. Hỗn hợp sau khi đã pha trộn cần được sử dụng hết trong 1 tiếng.

Đối với sơn chống thấm xi măng:

  • Chuẩn bị hỗn hợp pha trộn theo tỷ lệ như sau: 1kg nước : 2kg xi măng : 4kg sơn chống thấm pha xi măng
  • Hỗn hợp sau khi pha trộn phải được sử dụng hết trong vòng 1 tiếng, giải pháp tốt nhất là dùng đến đâu trộn đến đó.

Bắt đầu sơn lớp đầu tiên, thi công đều tay để lớp sơn đều, mịn, không bị vón hay dày đặc. Chờ lớp sơn đầu khô hoàn toàn khoảng từ 6-12 giờ trong điều kiện nhiệt độ thường, lần lượt phủ lên lớp sơn thứ 2, thứ 3.

Lưu ý: 

  • Trong trường hợp thời tiết hanh khô, có thể pha thêm chút nước để làm mát bề mặt rulo.
  • Vệ sinh các dụng cụ sơn bằng nước sạch, phơi khô và để ráo.
  • Dùng chổi và khăn ẩm để quét, lau các vụn nước sơn rơi vãi trong quá trình sơn.

Sơn chống thấm mấy lớp?

Bạn nên sơn từ 2-3 lớp chống thấm để đạt hiệu quả tối ưu trong việc ngăn nước, chống nắng và hạn chế rêu mốc. Mỗi lớp cần cách nhau từ 1-2 tiếng để sơn có thời gian thấm sâu và bám dính tốt hơn.

Ngoài số lớp sơn, chất lượng thi công cũng rất quan trọng. Trước khi sơn, cần làm sạch bề mặt, loại bỏ bụi bẩn, nấm mốc để sơn bám chắc hơn. Khi thi công, nên dùng cọ, rulo hoặc máy phun sơn để phủ đều bề mặt, tránh chỗ quá dày hoặc quá mỏng làm giảm hiệu quả. Việc tuân thủ đúng quy trình không chỉ giúp công trình chống thấm hiệu quả mà còn giảm thiểu chi phí sửa chữa về sau.

Việc tuân thủ đúng quy trình chống thấm không chỉ giúp bảo vệ công trình lâu dài mà còn tiết kiệm chi phí sửa chữa sau này.

Lưu ý quy trình khi tiến hành sử dụng sơn chống thấm chuẩn

Để quy trình sơn chống thấm diễn ra suôn sẻ, đảm bảo hiệu quả, chất lượng cho công trình bạn cần lưu ý những điều sau:

 

  • Sơn ngoại thất mấy lớp là tốt nhất?: Số lớp sơn cần thi công là từ 2-3 lớp để đảm bảo khả năng chống nước tốt nhất, chờ lớp sơn trước khô hoàn toàn trước khi sơn lớp tiếp theo. Thời gian mỗi lần sơn cách nhau từ 6-12 tiếng trong điều kiện nhiệt độ thường.
  • Ưu tiên cho chống thấm thuận: Nên thực hiện chống thấm từ phía ngoài trước ngay từ đầu, trong giai đoạn công trình đang thi công.
  • Tường ngoài cần loại sơn có khả năng chống lại điều kiện thời tiết khắc nghiệt, quy trình thi công kỹ lưỡng và chú trọng tới độ bền. Cần chú ý đến thời tiết trước khi tiến hành chống thấm để đảm bảo kết quả tốt nhất.
  • Cách sơn chống thấm cho tường nhà hiệu quả nhất đó là tập trung vào việc đảm bảo bề mặt sạch sẽ và khô ráo. Sử dụng loại sơn ít chịu ảnh hưởng của tia UV hơn và quy trình thi công có thể linh hoạt hơn.

Các vấn đề thường gặp và cách khắc phục khi sơn chống thấm

3 vấn đề thường gặp khi sơn chống thấm bao gồm:

Phồng rộp sơn tường:

Nguyên nhân: Do bề mặt tường còn ẩm, không khô hoàn toàn khi thi công hoặc lớp sơn chống thấm kém chất lượng.

Cách khắc phục: Loại bỏ lớp sơn phồng rộp bằng giấy nhám hoặc dụng cụ chuyên dụng, làm sạch bề mặt, để khô hoàn toàn trước khi sơn lại. Sử dụng sơn chống thấm chất lượng cao và đảm bảo kỹ thuật thi công đúng chuẩn.

Bong tróc lớp sơn:

Nguyên nhân: Do bề mặt bị nhiễm bẩn, độ ẩm cao hoặc không xử lý lớp sơn cũ trước khi thi công.

Cách khắc phục: Cạo bỏ hoàn toàn lớp sơn bong tróc, vệ sinh bề mặt và thi công lớp sơn lót chống thấm phù hợp, đảm bảo tường khô ráo, sạch sẽ trước khi phủ lớp sơn chống thấm mới.

Màu sơn không đồng đều:

Nguyên nhân: Thi công sơn không đúng kỹ thuật, khuấy sơn không đều hoặc bề mặt tường không bằng phẳng.

Cách khắc phục: Trộn đều sơn trước khi thi công, sử dụng dụng cụ sơn chất lượng (con lăn, cọ chuyên dụng). Bên cạnh đó bạn sơn đều tay theo từng lớp mỏng và chờ khô trước khi phủ lớp kế tiếp.

Như vậy, VP Việt Nam đã trình bày 3 nguyên tắc quan trọng cần biết khi sơn chống thấm, quy trình cách sơn nhà chống thấm đúng kỹ thuật, các lưu ý khi thi công cũng như cách chọn loại sơn chất lượng. Mong rằng, bạn đã nắm được 4 bước quy trình sơn chống thấm đúng kỹ thuật, bao gồm: xử lý bề mặt tường, pha sơn, thi công sơn và vệ sinh dụng cụ sau khi hoàn tất.

Sơn RYDER,LEON ứng dụng công nghệ ACC với khả năng chống thấm, kháng kiềm, chống muối hóa tối ưu, phù hợp điều kiện Việt Nam. VP Việt Nam cam kết chính sách 1 giá minh bạch và bảo vệ bề mặt tường lên đến 10 năm với quy trình thi công chuẩn.

Được đông đảo người dân Việt Nam tin dùng,RYDER,LEON cung cấp giải pháp chống thấm, chống ăn mòn, xử lý mùi hiệu quả. Sơn RYDER,LEON không chỉ đảm bảo màu sắc đẹp mà còn duy trì chất lượng bền lâu khi thi công đúng kỹ thuật, giúp công trình vững bền và thẩm mỹ.

Bạn có thể tham khảo quy trình sơn chống thấm đúng trình tự, đúng kỹ thuật mà chúng tôi đã chia sẻ. Nếu không nắm chắc, bạn nên hỏi ý kiến của thợ sơn chuyên nghiệp của chúng tôi từ cách chọn dòng sơn chất lượng đến màu sắc sơn để mang lại hiệu quả cao nhất.

Đừng quên lựa chọn sơn chống thấm RYDER,LEON với chất lượng chống thấm vượt trội, kháng kiềm, kháng muối hiệu quả, đảm bảo độ bền đẹp cho công trình lên đến 10 năm sử dụng. Truy cập vpvietnam.com để tham khảo các dòng sơn đang có và mức giá niêm yết công khai.

Bài viết liên quan

0912 837 198

 Copyrights Thiet Ke Website by ungdungviet.vn